Thực Tế Ảo Là Gì? Tìm Hiểu Về Thực Tế Ảo Là Gì?

Đa phần các môi trường thực tại ảo chủ yếu là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính hay thông qua kính nhìn ba chiều , tuy nhiên một vài mô phỏng cũng có thêm các loại giác quan khác khác như âm thanh hay xúc giác.


  • Lượt xem: 9000 (View) | Ngày tạo 2023-09-05 19:31:59
  • Ðánh giá: 1 11 21 31 41 5(5 sao 1 đánh giá)

1 - Thực Tế Ảo là gì? 


"Thực tế ảo" hay còn gọi là thực tại ảo (tiếng Anh là virtual reality, viết tắt là VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường mô phỏng bằng máy tính. Đa phần các môi trường thực tại ảo chủ yếu là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính hay thông qua kính nhìn ba chiều , tuy nhiên một vài mô phỏng cũng có thêm các loại giác quan khác khác như âm thanh hay xúc giác.

Thực Tế Ảo là một hệ thống giao diện cấp cao giữa Người sử dụng và Máy tính. Hệ thống này mô phỏng các sự vật và hiện tượng theo thời gian thực và tương tác với người sử dụng qua tổng hợp các kênh cảm giác.
 



 
Hình 1: Thực Tế Ảo là gì? 

1.1 - Ứng dụng Thực Tế Ảo là gì?


Công nghệ thực tế ảo là một thuật ngữ mới xuất hiện khoảng đầu thập kỷ 90, nhưng thực sự phát triển mạnh trong vòng vài năm trở lại đây. Theo dự đoán của Gartner (tổ chức nghiên cứu thị trường toàn cầu), VR đứng đầu danh sách 10 công nghệ chiến lược năm 2009.

Tại Mỹ và châu Âu thực tế ảo (VR) đã và đang trở thành một công nghệ mũi nhọn nhờ khả năng ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực (nghiên cứu và công nghiệp, giáo dục và đào tạo, du lịch, dịch vụ bất động sản, thương mại và giải trí và tiềm năng kinh tế, cũng như tính lưỡng dụng (trong dân dụng và quân sự) của nó.

 

Thời gian thực ở đây có nghĩa là máy tính có khả năng nhận biết được tín hiệu vào của người sử dụng và thay đổi ngay lập tức thế giới ảo. Người sử dụng nhìn thấy sự vật thay đổi trên màn hình ngay theo ý muốn của họ và bị thu hút bởi sự mô phỏng này. Điều này chúng ta có thể nhận thấy ngay khi quan sát trẻ nhỏ chơi video game.


Theo báo Bild (Đức), có hai trẻ nhỏ ở Anh bị thu hút và mải mê chơi Nintendo đến nỗi ngay cả khi nhà chúng đang bị cháy cũng không hề hay biết! Tương tác và khả năng thu hút của VR góp phần lớn vào cảm giác đắm chìm (immersion), cảm giác trở thành một phần của hành động trên màn hình mà người sử dụng đang trải nghiệm. Nhưng VR còn đẩy cảm giác này “thật” hơn nữa nhờ tác động lên tất cả các kênh cảm giác của con người.
 

Trong thực tế, người dùng không những nhìn thấy đối tượng đồ họa 3D nổi (như hình nổi ở trang cuối báo Hoa học trò đã đăng trước kia), điều khiển (xoay, di chuyển,..) được đối tượng trên màn hình (như trong game), mà còn sờ và cảm thấy chúng như có thật. Ngoài khả năng nhìn (thị giác), nghe (thính giác), sờ (xúc giác), các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu để tạo các cảm giác khác như ngửi (khứu giác), nếm (vị giác). Tuy nhiên hiện nay trong VR các cảm giác này cũng ít được sử dụng đến.
 


 

2 - Các thành phần một hệ thống VR

Một hệ thống VR tổng quát bao gồm 5 thành phần: phần mềm (SW), phần cứng (HW), mạng liên kết, người dùng và các ứng dụng. Trong đó 3 thành phần chính và quan trọng nhất là phần mềm (SW), phần cứng (HW) và các ứng dụng.
 


 
Hình 2: Ứng dụng Thực Tế Ảo là gì?
 

2.1 - Phần mềm 

Phần mềm luôn là linh hồn của VR cũng như đối với bất cứ một hệ thống máy tính hiện đại nào. Về mặt nguyên tắc có thể dùng bất cứ ngôn ngữ lập trình hay phần mềm đồ họa nào để mô hình hóa (modelling) và mô phỏng (simulation) các đối tượng của VR. Ví dụ như các ngôn ngữ (có thể tìm miễn phí) OpenGL, C++, Java3D, VRML, X3D hay các phần mềm thương mại như WorldToolKit, PeopleShop.


Phần mềm của bất kỳ VR nào cũng phải bảo đảm 2 công dụng chính: Tạo hình vào Mô phỏng. Các đối tượng của VR được mô hình hóa nhờ chính phần mềm này hay chuyển sang từ các mô hình 3D (thiết kế nhờ các phần mềm CAD khác như AutoCAD, 3D Studio. Sau đó phần mềm VR phải có khả năng mô phỏng động học, động lực học, và mô phỏng ứng xử của đối tượng.
 

2.2 - Phần cứng

Phần cứng của một hệ thống VT bao gồm: Máy tính (PC hay Workstation với cấu hình đồ họa mạnh), các thiết bị đầu vào (Input devices) và các thiết bị đầu ra (Output devices).

Các thiết bị đầu vào (Input devices): Chúng bao gồm những thiết bị đầu ra có khả năng kích thích các giác quan để tạo nên cảm giác về sự hiện hữu trong thế giới ảo. Chẳng hạn như màn hình đội đầu HMD, chuột, các tai nghe âm thanh nổi – và những thiết bị đầu vào có khả năng ghi nhận nơi người sử dụng đang nhìn vào hoặc hướng đang chỉ tới, như thiết bị theo dõi gắn trên đầu (head-trackers), găng tay hữu tuyến (wire-gloves).
 

Các thiết bị đầu ra (Output devices): gồm hiển thị đồ họa (như màn hình, HDM) để nhìn được đối tượng 3D. Thiết bị âm thanh (loa) để nghe được âm thanh vòm (như Hi-Fi, Surround). Bộ phản hồi cảm giác (Haptic feedback như găng tay) để tạo xúc giác khi sờ, nắm đối tượng. Bộ phản hồi xung lực (Force Feedback) để tạo lực tác động như khi đạp xe, đi đường xóc.
 

2.3 - Đặc tính cơ bản của một hệ thống VR


Một hệ thống thực tế ảo thì tính tương tác, các đồ họa ba chiều thời gian thực và cảm giác đắm chìm được xem là các đặc tính then chốt.

 
 

2.4 - Tương tác thời gian thực (real-time interactivity)


Có nghĩa là máy tính có khả năng nhận biết được tín hiệu vào của người sử dụng và thay đổi ngay lập tức thế giới ảo. Người sử dụng nhìn thấy sự vật thay đổi trên màn hình ngay theo ý muốn của họ và bị thu hút bởi sự mô phỏng này.

2.5 - Cảm giác đắm chìm (immersion)


Là một hiệu ứng tạo khả năng tập trung sự chú ý cao nhất một cách có chọn lọc vào chính những thông tin từ người sử dụng hệ thống thực tế ảo. Người sử dụng cảm thấy mình là một phần của thế giới ảo, hòa lẫn vào thế giới đó. VR còn đẩy cảm giác này “thật” hơn nữa nhờ tác động lên các kênh cảm giác khác.

Người dùng không những nhìn thấy đối tượng đồ họa 3D, điều khiển (xoay, di chuyển..) được đối tượng mà còn sờ và cảm thấy chúng như có thật. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách tạo những cảm giác khác như ngửi, nếm  trong thế giới ảo.

2.6 - Tính tương tác


Có hai khía cạnh của tính tương tác trong một thế giới ảo: sự du hành bên trong thế giới và động lực học của môi trường. Sự du hành là khả năng của người dùng để di chuyển khắp nơi một cách độc lập, cứ như là đang ở bên trong một môi trường thật. Nhà phát triển phần mềm có thể thiết lập những áp đặt đối với việc truy cập vào những khu vực ảo nhất định, cho phép có được nhiều mức độ tự do khác nhau.

(Người sử dụng có thể bay, xuyên tường, đi lại khắp nơi hoặc bơi lặn). Một khía cạnh khác của sự du hành là sự định vị điểm nhìn của người dùng. Sự kiểm soát điểm nhìn là việc người sử dụng tự theo dõi chính họ từ một khoảng cách, việc quan sát cảnh tượng thông qua đôi mắt của một con người khác, hoặc di chuyển khắp trong thiết kế của một cao ốc mới như thể đang ngồi trong một chiếc ghế đẩy. Động lực học của môi trường là những quy tắc về cách thức mà người, vật và mọi thứ tương tác với nhau trong một trật tự để trao đổi năng lượng hoặc thông tin.
 

2.7 - Một số ứng dụng chính của VR


Tại các nước phát triển, chúng ta có thể nhận thấy VR được ứng dụng trong mọi lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, kiến trúc, quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc… và đáp ứng mọi nhu cầu: Nghiên cứu- Giáo dục- Thương mại-dịch vụ. Y học, du lịch là lĩnh vực ứng dụng truyền thống của VR. Bên cạnh đó VR cũng được ứng dụng trong giáo dục, nghệ thuật, giải trí, du lịch ảo (Virtual Tour), bất động sản.Trong lĩnh vực quân sự, VR cũng được ứng dụng rất nhiều ở các nước phát triển.
 



Hình 3: Hệ thống Headset chơi game thực tế ảo 
 

Bên cạnh các ứng dụng truyền thống ở trên, cũng có một số ứng dụng mới nổi lên trong thời gian gần đây của VR như: giả lập môi trường game, tương tác ảo. Như hệ thống Headset chơi game thực tế ảo Oculus Rift do nhóm Oculus VR phát triển từ khi được giới thiệu lần đầu tiên đã thu được những phản hồi hết sức tích cực.

Khi đeo loại kính này, các game thủ sẽ thấy mình như được hòa mình vào thế giới không gian 3D với góc nhìn rộng lên tới 110 độ, thật hơn rất nhiều so với khi chúng ta ngồi trước màn hình máy tính với góc nhìn chỉ 45 độ. Bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp đặc biệt khi chơi các game nhập vai hay FPS.
 

Kết Luận: Thực Tế Ảo là một hệ thống giao diện cấp cao giữa Người sử dụng và Máy tính. Hệ thống này mô phỏng các sự vật và hiện tượng theo thời gian thực và tương tác với người sử dụng qua tổng hợp các kênh cảm giác.


Xem thêm chuyên mục: Blog Kiến Thức

  • VietAds

    VietWeb gửi lời cảm ơn tới quý khách hàng đã luôn tin dùng dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp suốt chặng đường >8 năm vừa qua!

  • Công Ty Thiết Kế Website Chuyên Nghiệp Việt Web



Bài viết liên quan
P/S Là Gì? Tìm Hiểu Về P/S Là Gì?

Đặc biệt trong giới trẻ Việt Nam hiện nay P/S đã được sử dụng khá phổ biến và hết sức thông dụng.

Lỗi 404 Là Gì? Tìm Hiểu Về Lỗi 404 Là Gì?

Đơn giản khi một khách hàng tìm đến website của bạn mà thấy lỗi 404 not found thì gần như chắc chắn họ sẽ rời bỏ trang web của bạn, điều này làm tăng tỉ lệ thoát trang của website

Nước Là Gì?Tìm Hiểu Về Nước Là Gì?

Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.

Tìm Hiểu Về Đón Giao thừa Tiếng Anh Là Gì?

Đón giao thừa trong Tiếng Anh là: To have a New Year’s Eve party; To see the New Year in. Bạn dùng câu đầu với nghĩa là có bữa tiệc đón giao thừa, còn câu thứ hai thì theo nghĩa đón năm mới (đón giao thừa).

Tiamo Là Gì? Tìm Hiểu Về Tiamo Là Gì?

Tiamo có nghĩa là anh yêu em hoặc em yêu anh được viêt theo tiếng Ý. Ngoài ra một số từ của tiếng Ý như Caro nghĩa là Anh yêu, Cara là em yêu, Hay Ti amo amore mio có nghĩa là anh yêu em, tình e yêu của anh.Ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ thường sử dụng những câu nói “anh yêu em / em yêu em” của những nước khác để tỏ tình hay để bộc lộ tình yêu với nhau. Vì có thể nói ,câu nói “anh yêu em hay em yêu em” rất khó nói khi đối mặt nhau, những sử dụng các ngôn ngữ của các nước khác thì giúp bạn có thể nói

Banner Ads là Gì? Tác Dụng Của Quảng Cáo Banner Ads

Quảng cáo banner là một hình thức quảng cáo online (trực tuyến) trên các website. Trên mỗi website đặt các vị trí với kích thước phù hợp để giới thiệu các thông điệp...

Nite Là Gì? Tìm Hiểu Về G9 Là Gì?

Thông thường, những người thân thiết như bạn thân, các quan hệ thân mật, tình yêu đôi lứa thường sử dụng từ “Nite” để chúc nhau ngủ ngon, thể hiện độ thân mật cao.G9 là chữ viết tắt của Goog Night trong tiếng anh có nghĩa là chúc ngủ ngon. G là Good, 9 là nine phát âm giống Night, vậy nên gộp lại G9 tức là Good Night. Đây là một kí hiệu chúc ngủ ngon, nhiều người thường sử dụng kí hiệu này để gửi tin nhắn cho nhau để ngắn gọn hơn.

Wap Là Gì? Khái Niệm Wap Là Gì?

Wap là một trang web được thiết kế phù hợp và tương thích với các thiết bị di động. Trong những wap di động các hình ảnh chữ viết hay các thiết kế được đơn giản hóa tối ưu nhất có thể để trang wap chỉ nhẹ nhất có thể. Thường với 1 trang wap thì dung lượng của trang thường ít hơn 30 lần so với truy cập vào 1 trang web. Ứng dụng Wap để tải hình nền và nhạc chuông hay các ứng dụng cho dế yêu hoặc máy tính của mình đồng thời thông qua Wap bạn cũng có thể nhận maik và xem các tin tức về lĩnh vực

Kim Tự Tháp Kheops Là Gì? Tìm Hiểu Về Kim Tự Tháp Kheops Là Gì?

Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý rằng kim tự tháp được xây trong khoảng thời gian 20 năm từ khoảng năm 2560 TCN. Mọi người cũng cho rằng Đại kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho pharaon Kheops (chuyển tự từ tiếng Hy Lạp Χέωψ; tiếng Ai Cập: Khufu) thuộc Triều đại thứ tư thời Ai Cập cổ đại, vì thế nó đã được gọi là Kim tự tháp Kheops.

Giật Tít Là Gì? Tìm Hiểu Về Giật Tít Là Gì?

Hiện nay, có một số thuật ngữ mới, mà nguồn gốc xuất phát từ tiếng việt xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng, đặc biệt là các trang báo. “Tít” hay “giật tít” thường xuất hiện thường xuyên và được nhắc đến khá nhiều trên báo điện tử. Vậy ý nghĩa của thuật ngữ này như thế nào?


Ý kiến khách hàng

Sau bao lần thiết kế Website tại các đơn vị khác không vừa ý vì không làm được chức năng đặt hàng và giao nhận hàng cho tôi. Tôi tìm đến VietWeb làm việc trực tiếp CEO VietWeb, tôi rất ưng ý vì bạn ấy rất nhiệt tình tư vấn cho tôi. Kỹ thuật VietWeb chăm sóc tôi rất tận tình làm website để tôi đi vào hoạt động trong 5 năm qua. Cảm ơn các bạn!

Mr Huy

Anh Huy - CEO DichVuGiaoHang

Tôi rất hài lòng về website vinanails.com. Anh giám đốc rất tâm huyết với nghề và kỹ thuật hỗ trợ tôi làm chức năng dự án khó đặt lịch làm nails, làm ứng dụng app Android và IOS tốt. Website của tôi giờ đã đi vào hoạt động và mang lại nhiều giá trị cho công ty của tôi. Tôi đã mở rộng chi nhánh và luôn nhờ công ty hỗ trợ để nâng cấp Website.

Mr Lâm

Mr Lâm - CEO VinaNails

Tôi cho nhân viên phụ trách làm việc với VietWeb, nhưng khá là ưng ý về tác phong làm việc của các bạn, rất chuẩn tiến độ KPI như bên Nhật. Các bạn kỹ thuật support cho nhân sự bên tôi nhiệt tình từ nâng cấp chức năng hướng dẫn cho nhân sự khi tôi thay đổi nhân sự phụ trách. Tôi công nhận rằng đây là một công ty uy tín để cho tôi hợp tác.

Mr Việt

Mr Việt - CEO Tập đoàn Goovet

Tôi cảm nhận được website mình phát triển sau khi VietWeb thiết kế và SEO website lên top Google cho tôi, công việc kinh doanh của tôi dần ổn định và phát triển hơn ngày trước. Trên internet có rất nhiều công ty thiết kế website, nhưng tôi thực sự đánh giá cao về công ty bạn vì sự chuyên nghiệp và mang lại giá trị cho khách hàng.

Mr Việt

Mr Hoàng - CEO Biến tần HDETECH

Tôi rất hài lòng về website vinanails.com. Anh giám đốc rất tâm huyết với nghề và kỹ thuật hỗ trợ tôi làm chức năng dự án khó đặt lịch làm nails, làm ứng dụng app Android và IOS tốt. Website của tôi giờ đã đi vào hoạt động và mang lại nhiều giá trị cho công ty của tôi. Tôi đã mở rộng chi nhánh và luôn nhờ công ty hỗ trợ để nâng cấp Website.

Mr Lâm

Mr Lâm - CEO VinaNails

Tôi cho nhân viên phụ trách làm việc với VietWeb, nhưng khá là ưng ý về tác phong làm việc của các bạn, rất chuẩn tiến độ KPI như bên Nhật. Các bạn kỹ thuật support cho nhân sự bên tôi nhiệt tình từ nâng cấp chức năng hướng dẫn cho nhân sự khi tôi thay đổi nhân sự phụ trách. Tôi công nhận rằng đây là một công ty uy tín để cho tôi hợp tác.

Mr Việt

Mr Việt - CEO Tập đoàn Goovet

Zalo Call/Chat: 0915 406 986 (24/7)